Ứng phó thông minh với câu hỏi về điểm yếu?

 

Theo lời khuyên ucả Kathy Gans, Phó giám đốc của Professional Staffing thì các ứng viên cần nhất là phải trung thực và điểm yếu của bạn phải là thứ nằm ngoài 3 điểm cần nhất trong vị trí ứng tuyển. Tất nhiên, cái quan trọng hơn việc thú nhận điểm yếu chính là cho các sếp tương lai của bạn thấy, bạn đương đầu với nó thế nào và tìm cách “hạ gục” nó ra sao. Đó mới là điều quan trọng hơn cả.

Bị hỏi về “điểm yếu nhất của bạn” trong một cuộc xin việc, đối với rất nhiều ứng viên, được xem như một trong những câu hỏi “khủng khiếp nhất”, “khó nhằn” nhất. Thế nên, nếu muốn phân biệt “thật – giả” về năng lực của một ứng viên, nhà tuyển dụng nên thử dùng câu hỏi này. Và ứng viên, cũng nên biết cách để ứng phó với những câu “xoay” thế này.

Nguyên tắc chung: Thành thật trước!

 jobs (10)

DeLynn Senna là giám đốc quản lý một công ty lớn ở Mỹ. Senna cho hay, cô rất hay dùng câu hỏi: Điểm yếu nhất của anh/chị là gì trong khi phỏng vấn. Theo cô, cô sử dụng câu hỏi này không phải vì muốn “ép” ứng viên vào thế bí và làm cho họ không thoải mái mà đơn giản chỉ muốn ứng viên cho thấy họ đang thiếu kỹ năng gì, cần cải thiện ra sao và họ đang có kế hoạch gì với nó. Theo Senna, trước một câu hỏi như thế, nguyên tắc duy nhất đúng của mọi ứng viên là nên hoàn toàn trung thực, không chỉ về điểm mạnh mà còn về điểm yếu và hướng khắc phục của chúng ta.

Senna khuyên rằng, các ứng viên nên thành thật trước khi bị lật tẩy. Đừng nói rằng bạn không có điểm yếu hay điểm yếu là làm việc quá tích cực.Thay vào đó hãy nói với nhà tuyển dụng điểm bạn cho rằng mình đang yếu, hướng cải thiện và những kỹ năng khác bạn đang xây dựng để củng cố tốt hơn cho điểm yếu ấy.

Một điều bạn nên hiểu trước khi đi phỏng vấn: Nếu như điểm yếu của bạn có liên quan trực tiếp đến vị trí bạn ứng tuyển hoặc có thể làm cho bạn trượt khỏi cuộc chơi, khả năng trúng tuyển của bạn sẽ không cao và đó có thể không phải là công việc phù hợp với bạn.

Nắm vững tính chất công việc

 

Tuy nhiên, theo lời Amanda Mertz, chuyên gia tuyển dụng của Wells Fargo Home and Consumer Finance Group, ngoài sự trung thực khi phỏng vấn, bạn cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đến và chắc rằng bạn thực sự hiểu nhiệm vụ của vị trí ứng tuyển trước khi bước chân vào phòng phỏng vấn. Diễn đạt theo cách nào đó để điểm yếu của bạn – thứ mà mọi người cho rằng không tốt ở các vị trí khác lại được coi là điểm mạnh ở vị trí tuyển dụng này.

  • Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!

Chẳng hạn, bạn có thể ghi điểm yếu của mình là: hơi quá chắc chắn. “Trước khi đưa ra lời tư vấn, tôi thường dùng rất nhiều thời gian để lắng nghe hơn là đưa ngay ra những lời tư vấn. Tuy nhiên tôi cho rằng thời gian này tôi sử dụng là cần thiết để tôi hiểu được nhu cầu của khách hàng” – Nếu bạn ứng cử vào vị trí bán hàng, câu này chắc chắn sẽ ăn điểm bởi bao giờ người bán hàng cũng rất cần phẩm chất: biết lắng nghe.

Tương tự, nếu bạn ứng cử vào vị trí nào đó quá chi tiết tỷ mỉ, bạn có thể ghi vào mục điểm yếu: quá cầu toàn. Trong những công việc như thế, bao giờ nhà tuyển dụng cũng đặc biệt chú ý tới những mẫu ứng viên như bạn.

Hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng

Câu hỏi “đâu là điểm yếu nhất của bạn?” hay các dạng tương tự được coi là một mẫu câu hỏi khá phổ biến và thường được các nhà tuyển dụng dùng trong thi tuyển ứng viên. Tuy nhiên các ứng viên cần hiểu rằng: chẳng có ai là hoàn hảo cả. Điểm yếu có thể là một lĩnh vực khá khó nói nhưng không có nghĩa là phải giấu diếm hay nói dối quanh về nó. Mục đích của các nhà tuyển dụng trong trường hợp này chỉ đơn giản là: Hoặc dùng nó để chắc chắn thứ mà bạn thiếu không phải là cái mà công ty đang cần – thậm chí cần ở mức chuyên gia và cần ngay lập tức. Hoặc để xem xét xem bạn ứng phó thế nào với áp lực và thái độ của bạn khi gặp phải câu hỏi khó.

Theo lời khuyên ucả Kathy Gans, Phó giám đốc của Professional Staffing thì các ứng viên cần nhất là phải trung thực và điểm yếu của bạn phải là thứ nằm ngoài 3 điểm cần nhất trong vị trí ứng tuyển. Tất nhiên, cái quan trọng hơn việc thú nhận điểm yếu chính là cho các sếp tương lai của bạn thấy, bạn đương đầu với nó thế nào và tìm cách “hạ gục” nó ra sao. Đó mới là điều quan trọng hơn cả.

Giảm stress trong công việc

Ngày càng có nhiều người than phiền rằng họ bị quá căng thẳng trong công việc. Còn bạn thì sao? Dưới đây là những cách giúp bạn giảm cảm giác khó chịu này.

1. Trang trí nơi làm việc sao cho nó gợi cho bạn có một chút cảm giác như đang ở nhà. Bạn cũng không cần thiết phải làm quá cầu kỳ, chỉ cần mang một tấm ảnh gia đình đến nơi làm việc hay đặt một lọ hoa bạn yêu thích trên bàn. Mỗi khi cảm thấy quá căng thẳng bạn hãy nhìn vào những thứ đó, chúng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm đi phần nào.

2. Cố gắng giải quyết triệt để công việc tại công sở để tránh tình trạng mang việc về nhà. Nếu bạn mang công việc về nhà bạn sẽ có cảm giác là mình phải làm việc nhiều hơn 8 tiếng một ngày và không có thời gian để nghỉ ngơi cũng như dành cho gia đình.

3. Hãy tận dụng triệt để giờ nghỉ trưa. Giờ nghỉ trưa tuy ngắn nhưng nó lại có một tác dụng bất ngờ nếu bạn sử dụng nó một cách đúng đắn. Giờ nghỉ trưa có thể giúp bạn phục hồi sức lực sau một buổi sáng làm việc mệt mỏi và để sẵn sàng tiếp tục vào buổi chiều.

4. Giữ quan hệ thật tốt với các đồng nghiệp. Bản thân công việc đã gây cho bạn đủ căng thẳng rồi, nếu mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp mà căng thẳng nữa thì thật sự đầu bạn sẽ bị nổ tung vì stress. Hơn nữa những giây phút vui vẻ với các đồng nghiệp cũng khiến những lúc bận rộn, stress với công việc của bạn sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn.

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *