Trẻ đi ngoài phân sống là như thế nào và có nguy hiểm hay không?
– Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi nếu đi phân sống trong 3 tháng đầu sau khi sinh (đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn) thì cứ để con đi vậy trong 3 tháng và nếu con vẫn tăng cân đạt chuẩn. Mẹ không cần phải điều trị gì dù con có đi 4 – 5 ngày phân sống. Sau 2 tháng, 3 tháng, số lần đi phân sống sẽ tự giảm và con sẽ đi phân bình thường. Mẹ lưu ý, đây là trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn.
Bé đi phân sống là như thế nào? Đi phân sống có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu để chăm sóc con tốt hơn nhé.
1. Dấu hiệu trẻ đi phân sống

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống
– Phân có lúc rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.
– Trong phân có hạt lợn cợn sẽ có chất nhầy hoặc những thực phẩm chưa tiêu hóa được, mẹ có thể nhìn thấy cả hạt, rau củ…
– Phân có màu vàng ngả qua xanh trông giống như màu dưa cải.
Đến với business thienmy để đọc những tin mới về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!
2. Nguyên nhân trẻ đi phân sống
Khi đã hiểu phân sống là như thế nào, nhiều bà mẹ rất muốn biết nguyên nhân dẫn tới trường hợp này. Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng phân sống ở trẻ, một trong những nguyên nhân phổ biến là:
– Ăn uống dư thừa chất, không khoa học: Chúng ta luôn nghĩ rằng, ăn nhiều đạm mới giúp con tăng cân nhanh và khẻo mạnh nên hầu hết các bà mẹ đều có thiên hướng cho con ăn nhiều đạm, chất béo. Chính lối ăn uống thừa đạm này khiến mất cân bằng các nhóm dinh dưỡng, hệ tiêu hóa không được xây dựng ổn định và dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do không hấp thu được hết dinh dưỡng và đi ngoài phân sống.
– Bé sử dụng kháng sinh quá nhiều khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, không thể tiêu hóa tốt thức ăn và đi ngoài phân sống.
– Trẻ ăn dặm quá sớm khiến hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa được thức ăn ăn dặm và đi ngoài phân sống.
– Môi trường sống độc hại khiến hệ miễn dịch yếu và dẫn tới hệ tiêu hóa yếu.
– Một số ít trường hợp do chức năng gan của trẻ kém hoặc tắc ống dẫn mật.
3. Đi ngoài phân sống có nguy hiểm?

Đi ngoài phân sống không quá nguy hiểm
Đây là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ khi thấy con đi ngoài phân sống. Một số bà mẹ tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho con khi thấy con đi phân lợn cợn, nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày. Điều này rất nguy hiểm, vì nếu tự cho uống thuốc cầm tiêu chảy, thức ăn trong đường ruột dư thừa sẽ không được tống ra ngoài gây nguy cơ tắc ruột rất cao.
Theo các bác sĩ, nếu đi ngoài phân sống có cái nhưng lợn cợn, phân rắn, phân sệt, có nước và đi khoảng 1 – 3 lần/ngày thì không đáng lo. Cha mẹ cần để cho hệ tiêu hóa con tự phục hồi, tự đào thải độc tố cũng như các chất dư thừa trong cơ thể.
Trong đó mẹ lưu ý:
– Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi nếu đi phân sống trong 3 tháng đầu sau khi sinh (đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn) thì cứ để con đi vậy trong 3 tháng và nếu con vẫn tăng cân đạt chuẩn. Mẹ không cần phải điều trị gì dù con có đi 4 – 5 ngày phân sống. Sau 2 tháng, 3 tháng, số lần đi phân sống sẽ tự giảm và con sẽ đi phân bình thường. Mẹ lưu ý, đây là trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn.
– Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tuổi uống sữa ngoài nếu trẻ đi phân sống, điều này cho thấy hệ tiêu hóa của con chưa thích nghi tốt với sữa công thức. Mẹ không cần dùng thuốc can thiệp, nếu con đi từ 1 – 3 lần, vẫn tăng cân, không nôn trớ thì không cần làm gì cả.
4. Khi nào trẻ đi phân sống mới đáng lo?
Khi nào mẹ nhận thấy, trẻ đi phân sống thường xuyên trong 3 tháng đầu sau sinh nhưng tăng cân chậm (áp dụng với trẻ bú mẹ, bú bình) thì cần phải nghĩ ngay tới trường hợp hệ tiêu hóa của con kém hơn bình thường, cha mẹ cần phải có cách để cải thiện ngay.
Trong đó, một số trường hợp trẻ đi phân sống cần được lưu ý:
– Trẻ đi 4 – 5 lần trở lên, phân có rất nhiều nước có thể con đã bị tiêu chảy, chậm tăng cân, lười bú, người mệt mỏi. Số lần đi tăng dần lên tới 10 lần thì con đã bị tiêu chảy cấp cần cấp cứu ngay.
– Đi phân có máu tươi, nhiều nước, ăn uống kém.
– Đi phân hơn chục lần, nóng sốt, nôn ói.
Yeutre
Chuyện Doanh Nhân |
Tin Tức Chứng Khoán |
Tin Tức Giáo dục |
Chính Sách – Quản Lý |
Quản trị Doanh Nghiệp |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply