Tăng kiểm tra để giảm sử dụng đất lãng phí

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã yêu cầu Tổng cục phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai. Công tác thanh tra phải định hướng đối tượng thanh tra, địa điểm thanh tra, trong đó tập trung vào những đơn vị, địa phương có khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai… Bởi, dù có xây dựng bao nhiêu dự án, nhưng nếu như không được quản lý chặt chẽ, không giải quyết tốt bài toán quản lý thì rất dễ mất cân đối đất đai. Quy hoạch đất đai phải giữ được đất cho tương lai phát triển.

Năm 2017, Tổng cục Quản lý đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đặt ra nhiệm vụ cụ thể là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai, giảm thiểu tình trạng sử dụng quỹ đất lãng phí, tùy tiện.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Lê Văn Lịch, năm 2016 Tổng cục đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Cụ thể, đã hoàn thiện trình Quốc hội thông qua dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg (ngày 4-4-2016) về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của cả nước.

Ảnh minh họa từ internet

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất được tăng cường thông qua các tổ công tác trực tiếp làm việc với địa phương. Tổng cục đã triển khai xong 5 đoàn thanh tra theo kế hoạch năm 2016 tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, An Giang và Lâm Đồng. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra từ năm 2014 đến nay tại các địa phương và trực tiếp tổ chức kiểm tra việc thực hiện 24 kết luận thanh tra tại 4 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Ninh, Long An, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy việc thực hiện kết luận thanh tra tại các địa phương còn chậm và kéo dài, đến nay mới có 10/50 nội dung đã được xử lý xong (đạt 20%), 32/50 nội dung đang xử lý (chiếm 64%), còn lại 8 nội dung chưa xử lý (chiếm 16%).

Năm 2016 cũng là năm được Tổng cục triển khai đồng bộ, tích cực việc cải cách hành chính. Trong đó, trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ngành đã cắt giảm thời gian thực hiện một số thủ tục xuống còn 1/2 so với trước đây. Rà soát, chuẩn hóa thống nhất danh mục thủ tục hành chính về đất đai và thực hiện đánh giá tác động của các thủ tục hành chính phát sinh trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Năm 2017, Tổng cục đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó sẽ tổng hợp, đánh giá kết quả 3 năm triển khai thi hành Luật Đất đai và tổng kết 5 năm tình hình thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai; tiếp tục rà soát để hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, trọng tâm là các quy định chi tiết phục vụ cho công tác định giá đất, các quy định chi tiết liên quan đến giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai và các quy định chi tiết về quản lý, khai thác, vận hành hệ thống thông tin đất đai.

Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã yêu cầu Tổng cục phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai. Công tác thanh tra phải định hướng đối tượng thanh tra, địa điểm thanh tra, trong đó tập trung vào những đơn vị, địa phương có khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai… Bởi, dù có xây dựng bao nhiêu dự án, nhưng nếu như không được quản lý chặt chẽ, không giải quyết tốt bài toán quản lý thì rất dễ mất cân đối đất đai. Quy hoạch đất đai phải giữ được đất cho tương lai phát triển.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *