Sumo – Tinh hoa nét đẹp võ thuật truyền thống của Nhật Bản

Khi nói đến , ai cũng biết ngay đây là môn võ giàu truyền thống nổi tiếng của Nhật bản. Các võ sĩ là những người có tầm vóc khổng lồ, nhưng lại nhanh nhẹn tuyệt vời khi bước vào trận đấu. Tuy nhiên, để trở thành một võ sĩ và được bước lên võ đài, thật không phải là điều đơn giản.

4473104 3x2 940x627 Sumo – Nét tinh hoa võ thuật truyền thống Nhật Bản

“Sumo” (tương bạc: đấu sức với nhau) là môn truyền thống của Nhật Bản đuợc mọi giới ưa thích, các võ sĩ thuộc vào một lò võ nhất định. Phải hội đủ các điều kiện về sức khoẻ, trọng lượng và chiều cao mới được nhập môn, tiếp đó là phải khổ công tập luyện mới có thể trở thành võ sĩ có hạng và được lên võ đài. Khi đã nhập môn rồi thì coi như chỉ có dấn thân và biết có “Sumo” thôi. Võ sĩ nào lấy vợ thì vợ chỉ lo việc giúp chồng tiến thân trên đường võ nghiệp.

Các võ sĩ “Sumo” phải qua kỳ tuyển chọn gắt gao về trọng lượng, chiều cao, và sức lực. Có anh đi dự tuyển phải cố sấy tóc cho cao thêm một chút, uống 3-4 lít nuớc cho nặng thêm một chút để đạt được tiêu chuẩn đã định. Sau khi được tuyển chọn,các võ sinh được các lò võ huấn luyện trong 2 năm, ai tốt nghiệp mới chính thức thành võ sĩ “Sumo” và được lĩnh lương. Trong thời gian huấn luyện cũng như sau khi dã thành võ sĩ chính thức, họ sống theo một lịch trình rất chặt chẽ: Thức dậy từ 4 giờ sáng, học cách giao đấu, và nhất là ăn uống theo một thực đơn đặc biệt, nhiều rau, thịt và cá,đậu phụ … để gia tăng trọng lượng. Có người nặng tới tới 260-270 kg.

Mỗi năm có 6 giải đấu sumo chính,tổ chức 2 tháng 1 lần vào các tháng 1,3,5,7,9,11 tại các sàn đấu trong cả nước gồm có Osaka, Aichi, Fukuoka, riêng tại Tokyo 3 lần đều ở Shin-kokugikan. Mỗi lần kéo dài trong 15 ngày, mỗi ngày một võ sĩ chỉ ra đấu một trận. Trận đấu có võ sĩ nổi tiếng, thường có tiền thuởng do khán giả hâm mộ tặng. Trước khi nhận tiền thưởng, tay võ sĩ vẽ hình chữ “tâm”. Ai thắng nhiều trận nhất sẽ là vô địch, được nhận tiền thưởng của ban tổ chức khoảng 3.000.000 Yen (23.000 USD) và rất nhiều giải thưởng khác, ngoài ra còn có cúp “Sumo” nặng tới 20-30kg. Giá vé vào cửa hạng nhất là 45.000 Yen (300 USD). Nguời xem có khi còn tặng tiền cho trận đấu trong dó có võ sĩ mình ái mộ. Nếu thắng trận đó thì đương nhiên võ sĩ được ái mộ đó nhận tiền, nếu thua thì khoản tiền ấy sẽ về tay địch thủ.
Võ đài là một nền đất vuông cao, với vòng rơm bện rộng 4,55 mét chôn một nửa duới đất. Võ sĩ thì tóc vấn nguợc kiểu cổ, chỉ đóng khố, trong các buổi lễ còn mặc thêm một khăn lớn phía truớc gọi là “kesho-mawashi” bản to thật dày với hoa văn riêng của từng võ sĩ và đai bện bằng vải và giấy và cắt theo các hoa văn trong Thần Ðạo. Trước khi đấu thì các võ sĩ đều bốc một nắm muối tung lên để trừ tà, và chồm mình tại hai vạch rơm cách nhau khoảng 80 cm, nghênh nhau 3 lần mới thực sự đấu. Khởi đầu trận dấu, hai bền phải cùng động thủ thì mới hợp lệ, nếu chỉ có một bên động thủ thì phải đấu lại từ đầu.

Trọng tài chính trên võ đài, thường là một nguời chỉ khoảng 45-55 kg, mặc như một thầy cúng Thần đạo, miệng thì hò hét “nhào vô” (!!!), tay cầm thẻ lệnh trông giống cái “quạt” gọi là “gunbai” để ra lệnh. Bốn góc có 4 trọng tài phụ, đều là các tay võ sĩ nổi tiếng đã về hưu. “Sumo” không giới hạn thời gian đấu, vì thường chỉ kéo dài vài giây hay nhiều lắm là 2-3 phút. Ai bị đẩy ra ngoài vòng hoặc té chống tay hay đầu gối trước là thua.

Vì là môn vật có nhiều thế đấu, nhưng mục tiêu chủ yếu khi thi đấu là xô đẩy và nắm đai địch thủ quăng ra khỏi vòng nên một VĐV sumo cần phải mập và có bụng lớn dể khiêng hay nhấc bổng địch thủ. Ngoài ra họ còn học về tư cách và đạo đức. Võ sĩ “Sumo” tuy to lớn như vậy nhưng nói rất ít, và chỉ thì thào nho nhỏ, chứ không vênh vang lớn tiếng khoe khoang như một số môn võ đô vật khác. Tùy theo tài năng, họ được phân làm 10 cấp trong đó cấp cao nhất là “Yokozuna” (hoành cương). Muốn đạt cấp này, phải có thành tích 2 lần liên tiếp vô địch.

Năm 1993, các võ sĩ hạng này đều đã dần dần giải nghệ (thường khoảng 35 tuổi) , chỉ còn có 1 võ sĩ hạng Yokozuna là Akebono, nguời da đen gốc Hawaii , Mĩ (thứ 64, năm 1993) (hiện đã giải nghệ) và nay còn Musashimaru. Có hai anh em ruột là Takanohana (em, thứ 65, năm 1984) và Wakanohana (anh, thứ 66, nam 1998) là người Nhật. Cả lịch sử chính thức “Sumo” trên 200 năm chỉ có 67 nguời hạng “Yokozuna”, mà hai anh em ruột chiếm được 2vị trí trong số ấy cũng là chuyện lạ lùng lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử Sumo. Hai anh em này thuộc dòng họ Sumo, cha và chú đều là các tay Sumo có hạng. Hiện nay cả hai người cũng đã đều giải nghệ.

Trong làng Sumo ở Nhật có khá nhiều nguời ngoại quốc đến từ trên dưới 20 nước khác nhau, nhưng đông và nổi bật nhất là nguời da den từ Hawaii, Mĩ và hiện nay mới có Asasoryu là người Mông cổ mới trở thành Yokozuna đầu năm 2003. Võ sĩ trẻ 22 tuổi này có thành tích thi đấu khá xuất sắc. Mặc dù có thể hình nhỏ bé nhưng anh rất nhanh nhẹn và kỹ thuật rất tốt nhờ có sự rèn luyện về môn đấu vật của Mông Cổ. Tuy nhiên khi Musashimaru không tham gia thi đấu và Takanohana (đã 22 lần vô địch) quyết định rút lui khỏi các giải Sumo vì chấn thương, chức Yokozuna đã hiển nhiên rơi vào tay anh.Vì vậy, một số người Nhật vẫn cho rằng anh gặp may mắn song không ai phủ nhận trình độ kỹ thuật và tinh thần thi đấu tuyệt vời của võ sĩ người Mông Cổ này.

Bên cạnh Sumo, Judo (nhu đạo),Karate (Không Thủ Ðạo) vốn là các môn võ truyền thống của Nhật thì đa số là các môn thể thao khác được du nhập từ nước ngoài, trong đó nổi bật nhất là “yakyu” (dã cầu) , mỗi năm thu hút khoảng 19 triệu khán giả tới cầu trường. Tiếp theo là môn bóng đá đang lên trong những năm trở lại đây, cũng đuợc hưởng ứng gần tương đương với dã cầu. Ngoài ra Nhật Bản có hạng về thể dục thẩm mỹ, bóng chuyền, bóng bàn, bơi lội, chạy việt dã (Marathon)…và mới đây là quần vợt. Nhật Bản cũng khá nổi bật với những môn thể thao mùa đông và thể thao cho nguời khuyết tật.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *