Ninja Nhật Bản – Huyền thoại võ thuật và các thế võ

Thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Tokugawa.

ninza Ninja   Huyền thoại và các thế võ

Âm Hán-Việt là nhẫn, nghĩa là chịu đựng, còn trong tiếng Nhật nó lại có nghĩa là ẩn nấp. Ninja là những lính đặc công có chức năng thám báo và ám sát các lãnh chúa phong kiến. Ninja không phải là các samurai, nhưng trong cuộc đụng độ kéo dài hàng trăm năm của giới quân sự Nhật Bản họ cũng đã đóng vai trò quan trọng.

Ninja còn được hiểu là những người sử dụng phép lẩn trốn, vì trên thực tế các Ninja chú trọng việc ngụy trang và lẩn trốn chứ không hiếu chiến.

Ngược dòng lịch sử Ninja

Những Ninja là những người đã âm thầm viết nên những trang sử máu lửa thời phong kiến Nhật. Họ là những hiệp sĩ bịt mặt, đột nhập vào phòng tuyến địch, được thuê làm gián điệp, đốt trại, bắt cóc các nhân vật quan trọng và ngay cả việc ám sát các lãnh chúa. Khi một lãnh chúa có công tác bí mật quan trọng cần được hoàn tất thì đó là phần việc của các Ninja chứ không phải của các Samurai. Các Samurai chỉ chiến đấu ngoài chiến trường.

Các Ninja làm việc cho phe nào cũng được. Họ có thể được một lãnh chúa thuê đi giải thoát các thuộc hạ của ông, hoặc giúp ông bành trướng thế lực và lãnh thổ.

Theo truyền thuyết trong bộ manga nổi tiếng Naruto, có 5 ngôi làng đào tạo Ninja xuất sắc nhất, đó là: làng Sương Mù là cứ điểm của Thủy, làng Lá là cứ điểm của Hỏa, làng Mây là cứ điểm của Lôi, làng Đá là cứ điểm của Thổ, và làng Cát là cứ điểm của Phong. Những thủ lĩnh của các ngôi làng này được gọi là các Kage. Chức thủ lĩnh này thường do những ai là thiên tài 10 năm đảm nhận.

Học viện Ninja là nơi khởi đầu của một Ninja, là nơi đào tạo những cô bé cậu bé có khả năng bẩm sinh trở thành những Ninja thực thụ trong tương lai. Tuy vậy, những cô bé cậu bé này vẫn chưa thể được coi là một Ninja cho tới khi tốt nghiệp. Tại đây họ được tiếp xúc dần với những loại vũ khí thông dụng của Ninja như dao (kunai), phi tiêu (shuriken)… Bên cạnh việc sử dụng thành thạo vũ khí họ được học những kỹ thuật cơ bản nhất mà một Ninja cần có và đạt được như thuật Biến thân, thuật Dịch Chuyển, thuật Phân Thân… Ở đây các học viên cũng phải trải qua các kỳ thi kỳ kiểm tra xét trình độ, và cũng có một kỳ thi tốt nghiệp trước khi nhận bằng (Genin). Sau khi tốt nghiệp, mỗi học viên đã trở thành một , được đeo trên trán một băng bảo vệ có in biểu tượng của thôn Ninja mà họ lớn lên. Việc được đeo chiếc băng bảo vệ đó trên trán được coi là một niềm tự hào đối với mỗi Ninja.

Kunai (Dao) và Shuriken (Phi tiêu) – Một trong những vũ khí lợi hại của Ninja

Sau khi tốt nghiệp, các giáo viên của học viện luôn chia các học viên hay Ninja mới thành từng đội nhằm bổ sung những khiếm khuyết của nhau trong khi làm nhiệm vụ hay luyện tập. Trong mỗi nhóm như vậy được một () huấn luyện một cách bài bản việc sử dụng các tuyệt chiêu phù hợp với khả năng của từng Genin. Và mỗi đều đưa ra một bài kiểm tra trước khi chấp nhận các Genin mới là học trò, nếu không đạt họ sẽ phải trở về với học viện Ninja, có lẽ đây chính là điểm nhấn trong cuộc đời Ninja của các Genin.

Các cấp bậc Ninja

Ninja hạ đẳng (): là cấp bậc thấp nhất trong thang cấp bậc của Ninja. Mỗi Genin sau khi rời Học viện đều phải thi hành những nhiệm vụ cho thôn Ninja của mình, chủ yếu nhiệm vụ cấp D và E, hiếm lắm mới được giao làm nhiệm vụ cấp C. Có nhiều nhiệm vụ thực sự nguy hiểm cần đến bản lĩnh thực thụ của một Ninja. Tuy vậy, khi làm các nhiệm vụ, thì bên cạnh ba Genin còn có một Jounin có nhiệm vụ giám sát và chỉ bảo phương án cách hành động cho các Genin. Tính mạng của các thành viên trong đội và sự thành bại của nhiệm vụ phụ thuộc rất nhiều vào tính kỷ luật tuân thủ của các Genin cũng như đầu óc phán đoán của các Jounin.

(): là những Ninja sau khi vượt qua kỳ thi tuyển hàng năm để trở thành một phần của đội quân Ninja có thể tham gia chiến đấu bảo vệ thôn Ninja của mình hay đi tấn công các thôn Ninja khác. Một số nếu không tham gia quân đội có thể tham gia vào công việc giảng dạy tại Học viện Ninja, hoặc có thể phục vụ cho một số nhiệm vụ cụ thể ở một số nhóm đặc biệt như làm giám khảo tại cuộc thi chọn . Các sẽ nhận được những nhiệm vụ từ cấp C cho đến cấp B, hiếm có trường hợp nhận được nhiệm vụ cấp A.

Để trở thành Chunin thì các Genin phải trải qua một kỳ thi vô cùng khó khăn, không chỉ dừng lại ở việc thi về kiến thức cơ bản của Ninja mà còn diễn ra nhiều trận đấu ác liệt, thậm chí là chấp nhận đổ máu. Và không chỉ có các Genin của một thôn Ninja tham gia mà còn các Genin từ các thôn Ninja đồng minh khác cũng được cử tới dự thi. Kỳ thi được chia làm 3 phần. Phần một là phần thi lý thuyết, ở phần này có tới 60-70% thí sinh sẽ bị loại (Chính vì thế mà lượng Genin đi thi lên Chunin năm nào cũng rất đông đảo). Phần hai là phần chứng tỏ khả năng tồn tại của mình bằng việc vượt qua các thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Những Genin vượt qua được những thử thách đó sẽ gặp nhau để chiến đấu 1 chọi 1 nhằm chọn ra những Genin xuất sắc nhất cho vòng chung kết. Phần ba, vòng chung kết tuyển chọn Chunin, mỗi trận đấu là một lần người xem được chứng kiến những kỹ thuật có thể coi là hoàn hảo của những Genin xuất sắc. Thông qua kết quả cũng như phong cách thi đấu của từng Genin mà có thể xét lên Chunin.

Thường thì mỗi Genin sau khi lên Chunin sẽ được nhận một bộ đồng phục của Ninja cấp cao bao gồm áo khoác ngoài, áo trong đều mang biểu tượng của thôn Ninja mà họ lớn lên. Và sau khi lên Chunin, các Chunin có thể làm đội trưởng của một đội nhỏ gồm nhiều Genin đi làm các nhiệm vụ, chủ yếu là nhiệm vụ cấp C.

Ninja thượng đẳng (Jounin): là Ninja cao cấp của các thôn Ninja bao gồm ba nhóm Ninja: Jounin thông thường, Jounin đặc biệt (ANBU) và Jounin thuộc nhóm giám khảo (Tokubetsu Jounin). Jounin là những Ninja thuộc đẳng cấp cao và có thể hoàn thiện các chiến thuật trong chiến đấu cũng như trong huấn luyện. Đa số Jounin đều phục vụ cho quân đội. Các Jounin đều phải thực hiện các nhiệm vụ cấp A bên cạnh việc hỗ trợ các Genin thực hiện các nhiệm vụ cấp B, C, D hay cao hơn nữa là các nhiệm vụ cực kỳ đặc biệt và nguy hiểm. Nhiệm vụ cấp A chỉ dành cho các Jounin cực kỳ xuất sắc và bản lĩnh. Tuy các nhiệm vụ cấp A đều rất khó khăn nhưng các Jounin đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ đó một mình.

Jounin giám khảo (Tokubetsu Jounin) có nhiệm vụ chủ yếu là giám khảo ở các vòng thi Ninja Trung đẳng (giám khảo trực tiếp từ vòng hai trở đi) và Thượng đẳng, ngoài ra còn tham gia vào việc huấn luyện Genin sau khi rời học viện Ninja.

Jounin đặc biệt (ANBU): (viết tắt của Ansatsu Senjutsu Tokushu Butai) có nghĩa là Lực lượng Ninja mật chuyên đi ám sát và thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ các Ninja đứng đầu (Kage), hay làm tình báo ngăn chặn sớm nhất các vụ đột kích từ bên ngoài đối với thôn Ninja. Mỗi ANBU đều mang trên mình một chiếc mặt nạ để che giấu danh tính của mình trong suốt quá trình chiến đấu và hi sinh trong thầm lặng. Nhiệm vụ cấp S chính là nhiệm vụ mà các ANBU sẽ thực thi, chính vì thế mà ANBU được coi là lực lượng tinh nhuệ nhất của bất kỳ một thôn Ninja nào. Đa số các ANBU đều có trên mình một bộ Katanas, bộ đao gồm Thái đao và Đoản đao. Một bộ Katanas như vâỵ được gọi là một bộ Đại Tiểu được sử dụng như vũ khí chính thức, cũng là một trong những biểu tượng cuả ANBU giống như chiếc mặt nạ vậy…

Ninja đứng đầu (Kage): là những người đứng đầu của một thôn Ninja, là người có sức mạnh tuyệt đối trong thôn. Đứng đầu năm thôn Ninja lớn là năm vị Kage: Hokage của thôn Ninja Lá, Kazekage của thôn Ninja Cát, Mizukage của thôn Ninja Sương Mù, Raikage của thôn Ninja Mây và Tsuchikage của thôn Ninja Đá. Các thôn Ninja có thể là kẻ thù và cũng có thể là đồng minh với nhau. Các mối quan hệ đó chủ yếu là do các vị Kage đem lại, vì thế việc lựa chọn Kage do các vị Ninja trưởng lão trong thôn đưa ra trên các tiêu chí là phải bao gồm cả tài lẫn đức. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ nhất định thuộc về “con ông cháu cha”. Tuy nhiên trong những trường hợp ấy người muốn trở thành Kage phải qua kỳ sát hạch rất kỹ.

Phần 2: Ninjutsu – Môn võ bí truyền của Ninja

 

Tương truyền phái võ này ra đời dưới triều hoàng đế Heian (794-1185) vào thời kỳ chiến tranh giữa các lãnh chúa để tranh giành lãnh địa. Để bảo vệ mình và ám sát địch thủ, các lãnh chúa tập hợp dưới trướng các võ sĩ tinh thông võ nghệ và sẵn sàng hy sinh bất cứ lúc nào. Thời điểm ấy, phái võ Ninjitsu (một trong những tiền thân của võ Ninja sau này) với các đòn tay bộ pháp linh hoạt, kết hợp với việc sử dụng những võ khí kỳ lạ có tầm sát thương cao rất phổ biến tại Nhật Bản.
Cuối thế kỷ thứ IX, đất nước Trung Hoa rơi vào cuộc chiến khốc liệt, rất nhiều tướng tài trốn chạy sang Nhật Bản và ẩn náu tại vùng đồi núi chập chùng Kyoto. Tại đây họ gặp võ sư phái Ninjitsu tên là Yamabushi và được ông truyền bí kíp môn võ công cực kỳ lợi hại này để quay về khởi nghĩa. Các võ tướng tha hương và sư phụ Yamabushi đã cùng đưa các kỹ thuật phi thân, ném phi tiêu, đu dây, kiếm pháp của Trung Hoa và Nhật Bản lên đến hàng tuyệt kỹ. Ninja bắt đầu xuất hiện từ đó. Và dưới thời triều đại dòng họ Ashikaga (1333-1568), Ninja phát triển cực thịnh.

Vào tháng 5-1980, để đối phó với bọn khủng bố đánh chiếm sứ quán Iran tại Anh, người ta đã phải nhờ tới một chuyên viên Ninjutsu tổ chức giúp một cuộc tấn công cấp kỳ để giải cứu các con tin. Kết quả là với kỹ thuật đặc thù của Ninjutsu, cuộc tấn công đã hoàn tất chớp nhoáng chỉ mấy phút. Với công trạng diệu kỳ này, môn Ninjutsu đã được chấp nhận phục hồi, hầu truyền dạy cho những người đương đại các kỹ thuật bì truyền của môn võ “thần kỳ” này phục vụ cho những mục đích tốt đẹp của xã hội và nhân loại.

Chương trình huấn luyện môn Ninjutsu hiện đại bao gốm các phần như: đánh bằng tay không, nhào lộn, đánh bằng côn gỗ, sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng đối thủ, đánh bằng dây xích và kiếm, cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín, nghệ thuật ngụy trang, chiến lược tác chiến.

Những lời đồn đại xung quanh các câu chuyện huyền bí về môn võ Ninja đã tạo cho Ninjutsu mang một sắc thái và chỗ đứng riêng trong giới võ lâm, tạo ấn tượng sâu sắc cho mọi người khi nghiên cứu về môn phái này. Nhưng cũng phải chăng chính những yếu tố bảo mật đã làm cho Ninjutsu hiện đại đã mất đi tính hấp dẫn như Ninjutsu truyền thống đã từng có khi xưa.

Vũ khí quan trọng nhất của Ninja:
Ninja dựa vào các điều kiện thiên nhiên để luyện tập, nên các vũ khí của họ cũng đều dựa vào thiên nhiên mà tạo ra, với khoảng hơn 200 loại vũ khí khác nhau. Ngày xưa, một Ninja được đào tạo tinh thông 4 loại võ khí nhưng rất nhiều người sử dụng thành thạo đến hơn 20 loại.
Đây là 5 loại vũ khí quan trọng bậc nhất của một Ninja:
*Hanbojutsu (phép đánh côn dài 90cm)

*Kenjutsu (phép đánh trường kiếm)

Phép đánh côn dài

*Bojutsu (phép đánh côn dài 1,8m)

*Kusari-Fundo-Jutsu (phép đánh bằng dây xích)

*Tantojutsu (phép đánh bằng đoản đao)

Ngoài ra Ninja còn có nhiều thứ vũ khí phụ khác như giáo, cung tên, phi tiêu (hình ngôi sao), câu liêm…
Một số vũ khí của Ninja

Việc tập luyện của Ninja

Các Ninja tập luyện rất khắt khe, chỉ có đúng 5 tiếng để ngủ, còn lại là tập luyện. Đến năm 16 tuổi phải trải qua một trận thi đấu sinh tử, nếu qua được mới được phát vũ khí và chính thức gia nhập vào đội quân Ninja xuất quỷ nhập thần.

Các trường phái Ninja

Ninja bao gồm cả nam giới lẫn nữ giới. Ninja nữ còn được gọi là kunoichi.

Ninja thường có hai loại: Ninja trắng và Ninja đen, mỗi Ninja đều chỉ thờ một chủ mà thôi. Ninja cũng chia làm nhiều phái khác nhau, và mỗi phái đều có những sở trường riêng, như Ninja gió có khinh công rất nhanh, Ninja lửa chuyên dùng hoả pháo hoặc những vật gây nổ… Tuy vậy, họ vẫn sử dụng chung những món nghề “thủ thuật” giống nhau.Thứ nhất, họ dùng những bộ quần áo “đánh lừa”, tức là ban ngày họ mặc bình thường, nhưng khi đêm tối hoặc khi làm nhiệm vụ thì họ lại mặc mặt kia của áo, màu áo thường trùng với màu đêm, tức là màu đen hoặc màu nâu sẫm. Thứ hai, vũ khí của họ thì vô cùng tiện lợi, mọi vũ khí luôn được giấu bí mật trong người, khi cần có thể mang ra bất cứ lúc nào, môn võ mà họ sử dụng chủ yếu là đánh kiếm, và dùng ám khí. Đặc biệt trình độ phi thân của họ, họ có thể chạy trên bờ tường nghiêng 90 độ, khi chạy họ có thể không cần chạm chân xuống đất mà chỉ chạm nhẹ lên những ngọn cỏ, và khi nhảy, họ có thể nhảy cao tối thiểu sau 2 năm luyện tập là 3m so với mặt đất.

Các thủ thuật ẩn nấp và chạy trốn

Ninja mặc áo đen, che kín mặt, chỉ để hở đôi mắt, đơn giản là để thực hiện nhiệp vụ vào buổi tối vì khi đó kẻ thù sẽ khó mà phát hiện được. Ninja chỉ khéo léo vận dụng những vải màu trùng với cây cối hay mái nhà để ẩn núp khi kẻ thù truy đuổi và họ đã thành công trong chuyện này. Ninja có thuật ẩn hình là dùng cho việc mưu sát các đại thần Nhật Bản thời xưa. Thuật độn thổ thì không có nhưng Ninja thường đào “đường hầm” đặt ván dưới mặt đất khoảng 20 phân, khi tẩu thoát chỉ cần chui dưới ván mà chạy thoát.

Điểm đặc biệt nhất của Ninja là thuật ẩn hình và khinh công. Nếu chú ý sẽ thấy Ninja luôn chạy từng bước rất ngắn, như vậy họ điều khiển được trọng lượng và không gây ra tiếng động… uyển chuyển không khác gì bước chân của mèo. Khi đi Ninja bước tréo chân và nhanh, tạo cảm giác như đứng yên một chỗ vậy. Lúc ẩn hình thì họ chỉ cần lôi ra một mảnh khăn có màu giống thân cây và ôm vào thân cây thì bạn dù có đứng gần ngay bên cạnh cũng chưa chắc đã nhận ra.
Mọi thủ thuật khi ẩn nấp hoặc chạy chốn gồm có:
Độn thổ: tức là họ chuẩn bị những hố đất, rãnh đất sâu hoặc những mảnh vải trùng với màu đất. Khi gặp nguy hiểm, họ có thể núp dưới hố đất, rãnh đất, hoặc trùm vải lên người. Đối thủ rất khó phát hiện.

Độn thuỷ: tức là lặn dưới nuớc để chốn kẻ thù. Vào năm 2 tuổi, mỗi người luyện Ninja phải bắt buộc lặn được dưới nước tối thiểu 2 giờ đồng hồ. Nếu cần ở dưới trong thời gian lâu hơn 2 tiếng, họ sử dụng những ống thở (luôn mang theo bên mình) họ có thể nằm sâu dưới đáy sông hay hồ và dùng ống rất nhỏ để thở.

Độn mộc: tức là họ dùng những cành cây, gốc cây để làm nơi ẩn nấp, cũng giống như độn thổ, họ phải có sự nhanh nhẹn trong khi tìm chỗ nấp, họ cũng có thể sử dụng những tấm vải trùng với màu cây cối, hoặc trốn trong những tán lá dày đặc.

Độn hoả: có nghĩa là dùng lửa để chạy trốn, phương pháp này chỉ dùng khi Ninja tấn công vào mục tiêu là những ngôi nhà đông người và khi cần chạy trốn, họ sẽ phóng hoả ngôi nhà hoặc bất cứ vật gì dễ cháy để làm rối loạn quân địch, phuơng pháp này cũng có thể hiểu theo cách, họ sẽ dùng vật dễ gây cháy nổ (thuờng là một loại mìn có hình như quả trứng gà), khi cần họ sẽ phóng ra để làm lui đường tiến của địch, sau đó dùng thuật khinh công hoặc phi thân để chạy trốn, nếu không họ sẽ dùng các thuật độn thổ, độn thuỷ, độn mộc để ẩn núp, đánh lừa đối phuơng.

Độn kim: thuật này Ninja rất ít dùng vì nó phát huy tác dụng rất ít. Thuật này rất đơn giản, trong khi bị rất nhiều người truy kich tấn công, Ninja sẽ bỏ lại rất nhiều tiền bạc trên đường họ vừa chạy, mục đích là để những kẻ truy đuổi nổi lòng tham, sinh ra tự hạ sát lẫn nhau và làm chậm tiến độ truy đuổi. Phương pháp này chỉ sử dụng có hiệu quả khi Ninja bị truy kích bởi một đám người tham lam, đám quan quân hỗn loạn hoặc người làm trong nhà của đối tượng Ninja cần xâm nhập.

Ngoài ra, một số truờng phái Ninja còn sử dụng một số thuật pháp rất đáng sợ như: phân thân, thế thân…Với thuật thế thân và phân thân phải là những Ninja có trình độ thượng thừa mới có thể sử dụng mà không bao giờ bị phát hiện. Khi đối phương mạnh hơn mình, Ninja dùng một loại bùa chú để nhân đôi hoặc nhân ba con người của mình, với phương pháp này đối thủ dù mạnh cũng không thể chống đỡ nỗi cùng lúc với nhiều người có trình độ võ thuật giống hệt nhau. Một thuật nữa, đó cũng gọi là phân thân nhưng Ninja không dùng bùa chú mà chỉ dựa vào khả năng nhanh nhẹn của mình, với chiêu thức làm hoa mắt đối phương, đối phương sẽ không thể nào phân biệt đâu là ảo ảnh họ tạo ra và đâu là hình ảnh thật sự của họ. Thế thân cũng gần giống như phân thân, Ninja dựa vào sự nhanh nhẹn của mình để thoát thân trong gang tấc, vật thế thân họ sử dụng thường là một khúc gỗ hoặc một tấm vải. Khi đối phương tấn công, cảm thấy nguy hiểm, ninja lập tức sử dụng thuật này, họ nhanh chóng chuyển đổi vị trí, vật mà đối phương đánh trúng chỉ là một khúc gỗ còn người thật của Ninja thì đã ngay sau lưng để tấn công đối phương rồi.

Trang phục của Ninja
Trong các tiểu thuyết, phim ảnh, Ninja thường được mô tả là những người mặc đồ đen từ đầu đến chân, lưng mang kiếm, lợi dụng đêm tối để đột nhập vào căn cứ địch mà do thám hoặc tiến hành ám sát. Tuy nhiên, trang phục thực sự của các Ninja là màu nâu sẫm. Có giả thuyết cho rằng những trang phục này có nguồn gốc từ trang phục đi săn của người dân vùng Nam tỉnh Shiga và miền Đông tỉnh Mie ở Nhật Bản hiện nay.

Bộ quần áo Ninja (Shinobi Shozuku) gồm áo quần và khăn trùm đầu, riêng giày rất đặc biệt có khe hở giữa các ngón chân để dễ phi thân lên cây hoặc vách đá. Bộ quần áo này có nhiều túi để giấu vũ khí, thuốc uống, nước, lương thực đủ để Ninja dùng trong 5 ngày.

Bí mật tuyệt đối
Các Ninja phải tự ép mình vào một thứ kỷ luật sắt. Họ phải giữ bí mật về các chiến thuật của phe mình và phải tìm cách dò xét xem những chiến thuật đó đã bị kẻ địch biết chưa. Số mạng của kẻ phản bội được giải quyết một cách nhanh chóng và chắc chắn. Hắn sẽ bị săn đuổi như một con thú và cuối cùng thế nào cũng bị giết chết.

Nhưng nếu bị kẻ địch bắt thì tính mạng cũng chẳng còn. Còn Ninja thường tìm cách tự vận trước khi phải tiết lộ bất cứ bí mật nào. Tuy nhiên điều ấy ít khi xảy ra, vì nếu một Ninja bị kẻ địch bắt thì đồng chí của anh sẽ dùng một khẩu súng tre hay ném phi tiêu để kết liễu đời anh ta trước hết.

Sách vở và tài liệu viết về Ninjitsu được cất giữ rất kỹ lưỡng và được xem là những thứ gia bảo truyền từ đời cha sang đời con. Hiện nay, một số sách do vài gia đình cất giữ, một số khác được đưa vào bảo tàng viện hay do những học giả còn tập luyện vài môn trong ngành Jujitsu cất giữ.

Cơ sở khoa học về Ninja

Vào thời bấy giờ có rất nhiều chuyện truyền kỳ nói về các hiệp sĩ Ninja. Họ được dân gian xem là có sức mạnh và khả năng siêu nhiên. Người ta kể lại rằng họ có thể bay, đi trên mặt nước, sống dưới nước như cá, biến mất trong một ngọn khói, độn thổ, đi xuyên qua tường và có thể hóa thành rắn, ếch, chim chóc và côn trùng. Nhiều người còn cho rằng các Ninja có thể chết trong một lúc rồi lại sống dậy. Dù đó chỉ là những chuyện truyền kỳ trong dân gian, nhưng cũng có cơ sở thật phần nào. Về những việc được coi là siêu nhiên ấy, chúng ta cũng có những lời giải thích thỏa đáng.
Chẳng hạn việc Ninja có thể sống dưới nước như cá được giải thích như sau: Họ dùng các ống sậy rỗng làm ống thở, và như thế tha hồ ở dưới nước bao lâu cũng được. Lại nữa, các Ninja có thể mang theo một túi da chứa đầy không khí để thở khi phải ở dưới nước một thời gian. Việc đi trên mặt nước cũng chẳng còn bí mật gì khi ta khám phá ra các Ninja dùng một loại giày da bơm đầy khí trời. Tuy nhiên không phải dễ dùng thứ giày này đâu. Các Ninja phải khổ công tập luyện bao năm trời mới đạt được thăng bằng và sự kiểm soát thân thể để có thể đứng vững được.

Các Ninja thường mang theo những ống thuốc nổ để khi túng cùng thì quăng vào mặt địch thủ. Ống thuốc sẽ nổ tung ra, khói bay mù mịt, làm lòa mắt địch thủ trong giây lát và như thế chàng Ninja có thể “biến mất” trong một ngọn khói y như một tay phù thủy. Việc “bay” của họ cũng có nhiều lối giải thích. Các Ninja thường rất mạnh khỏe và tập chạy, nhảy, leo trèo rất kiên trì. Họ có thể nhảy rất cao và rất xa. Các Ninja lại còn có thể dùng một loại dù để nhảy từ trên cao xuống, người ta tưởng họ biết bay là vì vậy. Các Ninja thường được xem là có thể đi trên tường, trên trần nhà. Điều này cũng có những câu giải thích hữu lý. Các Ninja dùng một số dụng cụ giúp họ vào nhà, vào thành một cách dễ dàng. Họ mang những đôi giày xốp nên có thể bám vào tường hay vách đá mà leo lên. Một trong những dụng cụ nổi tiếng của môn phái Ninjitsu là một miếng da cuốn chung quanh bàn tay và vòng qua cổ tay. Những miếng da này có gắn bốn mũi nhọn lòi ra phía lòng bàn tay. Những mũi nhọn này có thể dùng để bám vào vách tường, vào xà nhà trên trần và chuyền tay đi qua một căn nhà mà chân không chạm đất. Miếng da này còn là một thứ khí giới lợi hại khi đánh tay đôi. Một cú đâm bằng dao hay gươm có thể dùng một tay để đỡ, tay kia đánh cả bốn mũi nhọn vào mặt địch thủ.

Khả năng chết đi rồi ít giờ sau sống lại chắc chắn là nhờ ở những kỹ thuật hạn chế hơi thở, một người có thể ở dưới nước trong một thời gian mà không cần dùng ống sậy hoặc túi khí trời, hay giả chết để lừa kẻ địch. Khả năng hạn chế hơi thở còn cho phép Ninja đứng yên trong một lúc lâu. Bởi thế họ có thể lẫn lộn vào các bụi cây hay tảng đá và không động đậy để khỏi bị khám phá. Bởi vậy, người ta mới nói rằng các Ninja có thể biến thành một cái cây hay một tảng đá.

Nhưng cho dù những lời giải thích trên đây có hợp lý đến đâu đi nữa, chúng ta cũng không thể chối cãi rằng các Ninja là những người phi thường. Ba đức tính căn bản đòi hỏi một người trước khi gia nhập một tổ chức Ninjitsu là: Ý thức về bổn phận, lanh trí, một thân thể khỏe mạnh để có thể chịu đựng nổi sự tập luyện gian khổ.

Thường thường hầu hết người ta gia nhập vào các tổ chức Ninjitsu giống như một nghề gia truyền, truyền từ đời cha đến đời con. Một người sinh ra là Ninja và chết như một Ninja. Hiểu như thế, chúng ta không còn lấy làm lạ khi thấy các Ninja muốn chết ngay khi bị bắt hoặc là giết một đồng đội mình sắp sửa sa vào lưới địch. Nếu không chịu nổi sự tra tấn, một Ninja phải tiết lộ những bạn đồng đội của mình, gia đình mình, đe dọa đến tính mạng của các gia đình Ninja khác, trong những trường hợp như thế, chỉ có cái chết là cách giải quyết thỏa đáng nhất mà thôi.

Ninja ngày nay

Cách đây hơn hai mươi năm, một hãng phim Nhật tình cờ sản suất một cuốn phim thuộc loại ít tốn tiền, kể lại những hành động xuất quỷ nhập thần của các Ninja thời xưa. Kết quả thật bất ngờ, ngay đến nhà sản xuất cũng không ngờ tay họ đã chạm vào núi bạc. Rồi một phong trào ưa chuộng Ninjitsu ào ạt tiếp theo. Sách vở, phim ảnh, vô tuyến truyền hình, triển lãm dồn dập xuất hiện. Và những hiệp sĩ bí mật xưa kia hoạt động âm thầm trong bóng tối, nay được báo chí hết lời ca tụng và nhắc nhở. Từ đó cơn sốt Ninja lan tràn cho đến tận châu Úc và cả thế giới.
Ngày nay vẫn còn nhiều bí ẩn và những lời đồn thổi về cuộc sống thực của các Ninja Nhật Bản. Điều này cộng với sự tò mò và trí tưởng tượng của con người đã khiến hình ảnh ninja càng mang nhiều sắc màu huyền bí. Bà Sugako Nakagawa, người phụ trách bảo tàng Ninja ở Iga cho biết thời cực thịnh của các chiến binh Ninja là từ thế kỷ 15 đến 17, khi còn xảy ra tình trạng giao tranh giữa các vùng của Nhật Bản. Tuy nhiên, bước sang kỷ nguyên Edo hòa bình, khi nhu cầu sử dụng gián điệp giảm xuống, giới ninja chuyển sang các nghề thông thường như trồng trọt, buôn bán…

Theo bà Nakagawa, Ninja đã thực sự không còn tồn tại. Tuy nhiên, ở Iga, thành phố được coi là quê hương của ninja, hình ảnh liên quan đến các chiến binh này vẫn xuất hiện khắp nơi: trong cửa hàng lưu niệm, trên thực đơn nhà hàng, trên biển hiệu của các cửa hàng, hay thậm chí là sơn lên tường nhà tắm công cộng… Mỗi năm thành phố nhỏ Iga thu về khoảng 290 triệu yên (gần 3 triệu USD) từ 30 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với lễ hội ninja – kéo dài 5 tuần, bắt đầu từ tháng

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *