Những doanh nhân trẻ thành đạt dang dở chuyện học hành

Sinh năm 1989 tại Hòa Bình, từ nhỏ, Phương đã nổi tiếng ở vùng quê nghèo vì học giỏi, chịu khó. Với thành tích học tập nổi bật, Phương thi đỗ vào Đại học Ngoại thương. Ngay từ năm thứ nhất, cô đã bắt đầu . Đầu năm 2012, Phương quyết định nghỉ học để thực hiện kế hoạch mở trung tâm Anh ngữ dù bị gia đình phản đối quyết liệt. Tuy nhiên, lòng nhiệt huyết cùng với sự cá tính, Phương đã thu được thành công sau nhiều trở ngại, bỡ ngỡ ban đầu.

Suy nghĩ táo bạo, cá tính và nhiệt huyết khi thực hiện các start-up là điểm chung giúp nhiều thành công trên thương trường dù bỏ qua những tấm bằng đại học, thạc sĩ…

Nguyễn Hà Linh

Khởi nghiệp từ năm 19 tuổi, Nguyễn Hà Linh (sinh năm 1988) là một trong những người đầu tiên nhận chuyển nhượng thương hiệu cà phê Cộng. Sau đó, Linh mở tiếp 2 nhà hàng ẩm thực tráng miệng Thái Lan với thương hiệu Koh Samui Hut được đông đảo giới trẻ Việt yêu thích. Đồng thời, Linh cũng là một trong số nhà sáng lập ra một trung tâm Anh ngữ tại Hà Nội. Tập trung cao độ cho , thu nhập hằng tháng được cô gái trẻ chia sẻ dao động trong khoảng 150-200 triệu đồng.

Thành công khi còn rất trẻ, ít ai biết rằng Linh đã bỏ dở việc học khi còn học năm thứ 2 khoa Quản trị kinh doanh (Đại học Hà Nội). Nói về việc bỏ dở dang học đại học, Hà Linh nói nếu nghĩ bận rộn kinh doanh quá mà không có thời gian học đại học chỉ là nguỵ biện. Cô cho rằng mình đã không cố gắng hết 100% năng lượng của mình. Điều mà cô tiếc nhất bây giờ là chưa có tấm bằng đại học.

nhung-doanh-nhan-tre-thanh-dat-dang-do-chuyen-hoc-hanh

Cô gái sinh năm 1988 cho rằng thành công trong kinh doanh đến từ 2 yếu tố là nỗ lực và may mắn.

Thời sinh viên, để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, Hà Linh từng làm đủ nghề từ phát tờ rơi đến gia sư. Cô cho rằng thành công của một người trẻ cần phải có 2 yếu tố là nỗ lực và may mắn. Người trẻ được phép mắc sai lầm, được phép vấp ngã… nhưng phải lấy đó làm đà để đứng dậy và trưởng thành hơn.

Ngoài sở thích kinh doanh, Linh còn thích đi du lịch và cho đây là bí quyết thành công của mình. Đến nay, cô gái trẻ đã đặt chân được đến hơn 10 nước trên thế giới. Mỗi nơi đi qua, cô đều ghi nhớ các bài học, cách sống… từ đó vận dụng vào kinh doanh.

CEO Lozi

Công ty cổ phần Lozi Vietnam là một start-up gây chú ý thời gian gần đây khi nhận được khoản đầu tư trên 7 con số từ quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures và Tập đoàn DesignOne Japan. Cả 2 nhà đầu tư này đều đến từ Nhật Bản.

Người đứng đầu dự án – doanh nhân trẻ Nguyễn Hoàng Trung đã cũng các đồng sự phát triển ứng dụng di động cung cấp giải pháp tìm kiếm món ăn ngon, hàng quán. Tính đến tháng 11/2015, số lượng người đăng ký sử dụng đạt 500.000.

nhung-doanh-nhan-tre-thanh-dat-dang-do-chuyen-hoc-hanh-1

Nguyễn Hoàng Trung tự tin cho rằng nếu được làm lại, anh vẫn lựa chọn khởi nghiệp trước.

Sinh năm 1992 tại Quảng Ngãi, sau khi học xong cấp hai, Trung thi đỗ vào một trường THPT tại Hà Nội. 15 tuổi, cậu bắt đầu cuộc sống từ lập. Sau khi tốt nghiệp, Trung đi du học do nhận được học bổng toàn phần ngành Khoa học máy tính tại Hàn Quốc.

Tháng 6/2012, kết thúc năm học thứ 2, Trung quyết định bỏ dở việc học trở về nước trước sự phản đối của bố mẹ để thực hiện ý tưởng viết một phần mềm chỉ dẫn địa chỉ các món ăn. Với số tiền tiết kiệm và vay mượn, cùng với những người bạn, sau một tháng, ứng dụng ra đời.

Thời gian đầu khởi nghiệp với chàng trai đến từ miền Trung là chuỗi ngày cực nhọc. Anh cho biết ngoài sự phiền muộn của gia đình, nghi ngại của mọi người thậm chí có người đồn thổi “do chơi bời , học kém nên mới bỏ học”.

Giờ đây khi đã chạm tay vào thành công, Trung cho biết nếu được làm lại, anh vẫn nghỉ học và không hối hận với quyết định đó. Cơ hội chỉ đến ít lần trong đời, Trung muốn nắm bắt và tập trung tuyệt đối vào đam mê. CEO trẻ này cũng cho rằng mỗi người có một lựa chọn riêng, quan trọng là đích đến.

CEO Vé xe rẻ

Dù không yêu ngành công nghệ thông tin nhưng Trần Nguyễn Lê Văn vẫn cố hoàn thành việc học. Cuối năm 2011, Lê Văn nhận được suất học bổng toàn phần trị giá 86.000 USD tại Đại học Thunderbird. Tuy nhiên, năm 2012, khi đang theo học MBA, Lê Văn thấy rằng mô hình đặt vé xe trực tuyến tại Việt Nam rất tiềm năng nên đã bỏ dở việc học về Việt Nam. Giữa năm 2013, anh đã thành lập website vexere.com.

nhung-doanh-nhan-tre-thanh-dat-dang-do-chuyen-hoc-hanh-2

Lê Văn bỏ học thạc sĩ ở Mỹ về Việt Nam bán vé xe online.

Sau hai năm hoạt động, website đã trở thành nơi đặt vé xe lớn nhất Việt Nam với khoảng 700.000 lượt truy cập mỗi tháng, cung cấp thông tin hơn 1.000 nhà xe khác nhau. Mới đây, start-up đã nhận được hàng triệu USD vốn đầu tư từ quỹ CyberAgent Ventures (Nhật Bản) và Pix Vine Capital (Singapore).

Lê Văn cho biết khi quyết định bỏ học, mẹ của anh đã phản ứng rất gay gắt và thậm chí tuyên bố không nhìn mặt. CEO trẻ này cho rằng các bạn trẻ chỉ nên nghỉ học khi đam mê khởi nghiệp đủ lớn, và việc rời nhà trường không có nghĩa là thôi học hỏi từ trường đời.

Bùi Thị Phương 

Đang là Giám đốc của Trung tâm tiếng Anh Aten, Bùi Thị Phương hiện quản lý 9 cơ sở và 300 nhân viên, mỗi ngày trung tâm dạy khoảng 10-20 lớp. Cô còn mở một nhà bàng bán bánh pizza và cơm văn phòng. Nỗ lực làm việc không mệt mỏi, mỗi tháng cô gái trẻ này “bỏ túi” trên 200 triệu đồng.

nhung-doanh-nhan-tre-thanh-dat-dang-do-chuyen-hoc-hanh-3

Cô gái 8X đời cuối này thành công trong mở trung tâm Anh ngữ.

Sinh năm 1989 tại Hòa Bình, từ nhỏ, Phương đã nổi tiếng ở vùng quê nghèo vì học giỏi, chịu khó. Với thành tích học tập nổi bật, Phương thi đỗ vào Đại học Ngoại thương. Ngay từ năm thứ nhất, cô đã bắt đầu khởi nghiệp. Đầu năm 2012, Phương quyết định nghỉ học để thực hiện kế hoạch mở trung tâm Anh ngữ dù bị gia đình phản đối quyết liệt. Tuy nhiên, lòng nhiệt huyết cùng với sự cá tính, Phương đã thu được thành công sau nhiều trở ngại, bỡ ngỡ ban đầu.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *