Kinh nghiệm từ những câu chuyện tìm phòng trọ ở Thủ Đức của sinh viên

Việc chặt chém giá thuê phòng đã đành đằng này một số chủ phòng trọ vô lương tâm còn tận thu các khoản khác như điện, nước, Internet thậm chí là phí giữ xe. Một bạn đã từng khóc ròng chia sẻ vì tiền điện nước tính giá rất trên trời, nước giếng bơm lên lấy 35.000đ/người, điện lấy 3,500đ/kWh, cao ngất ngưỡng so với giá 1.890đ/ kWh của nhà nước.

Thủ Đức là vùng đất của làng Đại học nổi tiếng ở TPHCM, do đó tại quận vùng ven này mô hình cho thuê phòng trọ cũng đa dạng theo nhu cầu của sinh viên. Từ đó, nảy sinh vô số câu chuyện phòng trọ ở Thủ Đức “dở khóc dở cười” mà hầu như bạn sinh viên nào cũng khó tránh khỏi.

TPHCM là nơi tiếp nhận trung bình hơn 300,000 sinh viên mỗi năm, mà trong đó 6 ngôi trường ĐH Quốc gia ở quận Thủ Đức là mục tiêu của khoảng 30,000 sinh viên tức khoảng 1/10. Số lượng sinh viên không ngừng tăng theo mỗi năm mà đất thì không nở ra hơn, khiến cho việc tìm phòng trọ Thủ Đức trở nên chật vật hơn rất nhiều.

Vượt trăm bể dâu tìm phòng trọ

Đến hẹn lại lên, cứ vào đầu mỗi năm học mới, sinh viên (SV) mới lẫn cũ lại chóng mặt đi tìm phòng trọ. Đây chính là dịp để “cò” hoặc chủ nhà trọ tha hồ hét giá với các bạn sinh viên muốn tìm phòng trọ ở Thủ Đức. Nhiều dãy nhà chật chội nằm sâu trong các con hẻm treo bảng “cho SV thuê phòng trọ” nhưng khi vào hỏi thuê phòng thì nhận được những cái lắc đầu “hết phòng”, mục đích là để làm giá ép giá các bạn sinh viên “chân ướt chân ráo” mới lên đô thị đi học.

Bạn muốn nắm bắt thị trường nhà đất hay muốn tin thị trường bất động sản mới nhất hay đến với chung tôi để được cung cấp tin dự án bất động sản mới và được tư vấn mua nhà mặt phốmua căn hộ chung cư giá rẻ 

Ngoài ra, việc gặp các chủ nhà trọ oái oăm cũng không hiếm. Khi mới dọn vào ở, chủ trọ tỏ ra tạo mọi điều kiện tốt nhất để khách thuê hài lòng. Nhưng khi kí được hợp đồng và đặt cọc tiền phòng rồi, họ bắt đầu “trở mặt” và  liên tục đưa ra những khoản phí mới như phí vệ sinh, phí sơn sửa, phí lắp đặt nóng lạnh… để các bạn sinh viên oằn lưng ra gánh. Nếu không đáp ứng, chủ nhà sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu các bạn trẻ phải dọn ra và không được nhận lại tiền đặt cọc. Nhiều bạn dù ấm ức nhưng vì bị đặt vào thế “đã rồi” và e ngại không có chỗ ở nên đành chấp nhận điều khoản vô lý này.

Xem Thêm:  Top 5 kinh nghiệm mua nhà quận Tân Phú an toàn nhất

Điều kiện tồi tàn

Bên cạnh những ký túc xá của các trường đại học nổi tiếng trong làng như ĐH Quốc tế, ĐH Bách Khoa, ĐH PUF, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn… là những con đường nhỏ dẫn vào các khu nhà dân đông đúc. Nơi đây bạn dễ dàng bắt gặp hàng loạt các dãy nhà trọ với áo quần phơi ngổn ngang, rác vứt một bên không được ngó ngàng, điều kiện ẩm thấp… Và tận tít sâu những con đường nhỏ chỉ để tầm 1-2 xe máy chạy lọt vào đó chính là dãy phòng trọ ở Thủ Đức dành cho sinh viên. Vì diện tích quá chật hẹp nên các bạn phải chịu cảnh dùng chung WC, điều kiện vô cùng chật vật.

Mỗi phòng trọ rộng tầm 10m2 – 20m2, có thể nói là bé “như lỗ mũi”. Tuy nhiên giá thuê lại bị chặt chém từ 1 triệu – 2 triệu/tháng, thế là các bạn phải tìm người ở ghép. Thế là chật càng thêm chật. Vì do tìm phòng trọ phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức hoặc các khu vực gần đó như phường Linh Trung, những nơi có độ ẩm cao đặc biệt luôn ngập lụt mùa mưa, nên các bạn sinh viên luôn phải chịu cảnh “sống chung với muỗi”. Tuy nhiên, không còn cách nào khác, vì muốn có chỗ ở gần trường, nên cứ thế cắn răng qua ngày mà sống.

Phòng trọ “chặt chém” tiền điện, nước

Việc chặt chém giá thuê phòng đã đành đằng này một số chủ phòng trọ vô lương tâm còn tận thu các khoản khác như điện, nước, Internet thậm chí là phí giữ xe. Một bạn đã từng khóc ròng chia sẻ vì tiền điện nước tính giá rất trên trời, nước giếng bơm lên lấy 35.000đ/người, điện lấy 3,500đ/kWh, cao ngất ngưỡng so với giá 1.890đ/ kWh của nhà nước.

Bạn Giang, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn chia sẻ:”Dù trong phòng chỉ lắp 1 bóng đèn huỳnh quang nhưng vị chi mỗi đứa trong phòng phải trả 400.000 tiền điện mỗi tháng, bằng mức chi của 1 gia đình 4 người. Chưa kể đôi khi cúp điện mình phải xách vở ra ngoài học bài, hoặc lấy xô đi xin nước tắm vì bị cúp nước. Internet được xài ké nhưng yếu vô cùng, mà nếu muốn tăng tốc độ thì lại tốn phí. Xót tiền vô cùng!”.

Những vấn nạn nơi phòng trọ

Ngoài những câu chuyện liên quan đến tiền bạc thì khi tìm phòng trọ ở Thủ Đức, các bạn cũng dễ vướng vào các vấn nạn khách quan khác. Bạn Hưng  – tân sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên cho biết cách đây 3 tuần đã thuê được một nhà trọ tại khu vực gần trường. Tuy nhiên ở được một vài tháng thì phòng trọ bị mất cắp toàn bộ đồ đạc quý giá gồm tiền mặt dùng làm học phí và sinh hoạt phí, laptop. Sau đó Hưng phát hãi vì nghe kể về những câu chuyện mất cắp nơi đây nên đành cùng bạn dọn phòng thuê nơi khác.

Mướt mồ hôi tìm phòng trọ ở Thủ Đức, thế nhưng, nhiều dãy phòng trọ nơi đây thuộc diện giải tỏa không biết bị dỡ lúc nào. Nhiều bạn đã đóng tiền trước rồi nhưng giờ phòng trọ bị giải tỏa nên “mếu mặt” không có chỗ ở, mà tiền thì cũng chưa đòi lại được.

Phòng trọ là nơi trú ngụ của ít nhất 4 năm quãng đời Đại học của sinh viên, nên hãy cân nhắc để có những lựa chọn chính xác bằng cách tham khảo những người có kinh nghiệm, báo mạng, người dân xung quanh. Ngoài ra, các bạn sinh viên nếu có thể hãy chọn KTX thay thế, dù giờ giấc và quy định nấu nướng bị siết chặt nhưng được đảm bảo về an ninh và trật tự.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *