Karate-Do (Không Thủ Đạo) và câu chuyện nguồn gốc lịch sử

jkjlajsd Tìm hiểu lịch sử Karate Do (Không Thủ Đạo) hay -Do (Không Thủ Đạo) là một môn của vùng ().

Karate là với các đòn đặc trưng như đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở. Trong Karate còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né, quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.

Xuất xứ tên gọi “Karate – 空手”

Trước đây, Karate chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là “võ Tàu”, cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và mang nghĩa “KHÔNG”, đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo…), Karate được gắn thêm vĩ tố “Đạo”, phát âm trong tiếng Nhật là “DO” (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-Do (空手道) cho đến ngày nay.

Lịch sử hình thành

Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền các môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau, người dân địa phương kết hợp những kỹ thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của vùng Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ. Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái được chính thức sát lập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.

Phương pháp luyện tập

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: kỹ thuật cơ bản (“Kihon” 基本 theo tiếng Nhật), Quyền (“Kata” 型) và tập luyện giao đấu (“Kumite”).

– Kihon được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản như kỹ thuật đấm, đá và các thế. Đây là thể hiện “mặt chung” của môn võ mà phần lớn mọi người thừa nhận.

– Kata là các bài mẫu vận động và chiêu thức thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích của Kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ và quá trình tập luyện của môn sinh. Tuy nhiên nó không phải là các động tác múa.

– Kumite là các kỹ thuật đấu đối khán bằng tay chân. Có hai hình thức đấu đối khán trong Karate là đấu va chạm và bán va chạm. Hiện nay, luật Karate thế giới tổ cức cho các kỳ thi dành cho thế giới và khu vực như Seagames, Asiad… chỉ dành cho thể loại đấu bán va chạm. Còn thể loại đấu va chạm chỉ dành riêng cho các giải đấu của hệ phái Kyokushin và một số hệ phái Karate được người Mỹ kết hợp với môn Kickboxing.

5 điều huấn thị của tổ sư Funakoshi
Tổ sư Funakoshi Gichin đưa ra 5 điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.

1. Nỗ lực hoàn thiện nhân cách
2. Luôn luôn chân thành
3. Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực
4. Trọng lễ nghĩa
5. Kiềm chế các hành vi nóng nảy

Và 20 điều về Karate của tổ sư Funakoshi

1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

2. Karate không nên ra đòn trước.

3. Karate phải giữ nghĩa.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

6. Cần để tâm thoải mái.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

9. Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

18. Phải tập Kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

20. Luôn chín chắn khi dụng võ.

Sơ lược về Võ sư Funakoshi Gichin

Tổ sư Funakoshi GichinKarate-Do

Funakoshi Gichin sinh ngày 10-11-1868 và mất ngày 26-4-1957 tại Shuri thuộc Okinawa, là người sáng lập ra hệ phái Karate Shotokan và được coi như người cha hiện thân của Karate hiện đại.

Thuở thiếu thời, Funakoshi đã tỏ ra là một người có năng khiếu về võ học, ông đã được học rất nhiều môn võ truyền thống và đều tỏ ra là một học trò xuất sắc. Người được coi là người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường Karate đó là võ sư Anko Azato, một bật thầy về Karate và Kendo cổ xưa.

– Năm 1902, ông chính thức thành lập hệ phái Shotokan và phát triển rộng khắp Okinawa.

– Năm 1922, Shotokan chính thức được đưa vào Nhật và thu hút rất nhiều người tập luyện.

– Năm 1936, Đạo đường của Shotokan được chính thức dựng lên tại Tokyo.

Ngày nay, Shotokan đã phát triển rộng khắp trên Thế giới và được coi là hệ phái hùng mạnh nhất trong các hệ phái của Karate.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *