Jiu Jutsui – Tìm hiểu nguồn gốc và những giấc mơ

là môn võ cổ xưa của người Nhật. , cũng bắt nguồn từ nó. Dịch sát nghĩa Jiu Jitsu theo tiếng Nhật là Nhu Thuật.

/images/post/2015/05/11/08//juzitsu.jpg

Nguồn gốc:

a) Theo truyền thuyết:
Nhiều người Nhật ngày nay khăng khăng phủ nhận một điều hiển nhiên là các môn võ của họ chịu ảnh hưởng đậm đà, nến không muốn nói là được du nhập từ Trung Hoa. Bênh vực cho chủ thuyết Nhật Bản cũng có một nền võ thuật đặc trưng riêng biệt, các võ sư tên tuổi hiện đại Nhật thường kể lại những truyền thuyết như sau: Vào kỉ nguyên thần thoại (500 năm trước Công nguyên) có hai vị thần là Take Manakatano và Take Mikajuchino( tương đương với Ông Thiện và Ông Ác của các võ phái dân tộc khác) đã dùng tay không đánh những trận chí tử bất phân thắng bại.- cũng trong giai đoạn khai sinh dân tộc Nhật, có trận quyết đấu tay không giữa hai vị thần Nomi no Sukune và Takemonokchaya. Các trận đấu này thường kể lại trong các truyện cổ tích Nhật Bản khi nói về sự khai sinh ra đất nước của Thái Dương Thần Nữ. Những câu chuyện như vậy nhằm chứng minh võ thuật đã chớm nở từ lúc phôi thai của dân tộc Nhật và đó là nền võ thuật riêng, đặc trưng của Nhật, trong có môn Jiu Jutsui.
Chúng ta thấy trong lịch sử võ thuật Nhật Bản, Phật gáo đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá võ thuật Trung hoa vào nước Nhật . Lần đầu tiên chư tăng Trung Hoa đến Nhật Bản là vào thế kỷ thứ 6. Đến đời nhà Đường các nhà sư Trung Hoa đã lưu lại và truyền dạy võ thuật ở OOkinagoa. Các sư sãi Nhật cũng học võ thuật với các nhà sư Trung Hoa để phòng thân khi đi vân du hành đạo. Từ tk7 đến tk14 các sadi Nhật liên tục sanh Trung Hoa tu tập và dĩ nhiên đều có học võ. Trở về xứ sở, họ trở thành những võ sư truyền đạo và dạy võ.

b) Theo những câu chuyện kể:
*Nhà sư Trần Nguyên Bân (1587-1671). Ông là một nhà sư Trung Hoa giỏi võ, đã vân du đến Nhật vào triều đại Tokugawa và ở tại chùa Kokusoji, vùng Edo(nay là Tokio) để dạy chữ Hán và triết học Trung Hoa cho các sĩ phu Nhật. Lúc bấy giờ Edo được coi là thủ đô của Nhật. Các võ sĩ đạo Samurai thường đến đây để tìm cơ hội tiến thân và thi thố tài năng. Họ rất thạo nghề chinh chiến và luôn trau dồi võ thuật. Họ thường được các lãnh chúa thuê để bảo vệ an ninh trật tự chống lại bọn bất lương. Một buổi tối năm 1658, sau khi dạy võ xong, Trần Nguyên Bân ra về với sự hộ tống của 3 Samurai. Bốn người vừa ra khỏi vòng thành thì gặp một bọn cướp có vũ khí tấn công họ. Chỉ sau mấy phút chống cự, 3 chàng Samurai đã bị tước vũ khí, họ phải dùng tay không chống đỡ bọn cướp. Đúng lúc đó, nhà sư ốm yếu, hiền lành xông vào như một ánh chớp bất ngờ lần lượt hạ ngay 3 tên cướp, loại chúng ra khỏi vàng chiến mà chúng vẫn bang hoàng không biết mình đã bị đánh bằng đòn thế gì? Những tên còn lại sửng sốt kinh hoàng bỏ chạy. 3 chàng Samu rai cũng không thể tin vào mắt mình, họ vô cùng khâm phục, không ngớt lời xin nhà sư dạy võ cho nhưng nhà sư chỉ im lặng suốt đoạn đường về, đến chùa, Nguyên Bân trịnh trọng cúi chào rồi lặng lẻ vào phòng. 3 Samurai nằm lì trước cổng chùa, sáng mai họ lại vào xin nữa. Nhà sư mỉm cười nói rằng môn võ của ông không thể dạy cho những kẻ đầu óc tầm thường mà phải là những kẻ có tâm hồn dũng mãnh. 3 Samurai liền làm tất cả những gì Nguyên Bân muốn để tỏ rỏ quyết tâm. Thấy rõ nhiệt tình của họ, Nguyên Bân đồng ý nhận họ làm đồ đệ. Sau một thời gian truyền dạy những kỷ thuật cơ bản, Nguyên Bân dạy mỗi chàng Samurai một món nghề riêng. Chàng thứ nhất ông dạy quật ngã đối thủ, chàng thứ hai học các thế khóa và xiết cổ, chàng thứ ba tiếp thu những đòn triệt huyện đạo. Ba chàng đi khắp nước Nhật truyền bá môn võ của thầy, sau đó pha trộn chế biến với các môn võ dân tộc của Nhật thành ra môn Jujitsu. Tên của 3 chàng Samurai còn được truyền tụng là: Fukuno, Isogai mà Miura được coi là tổ sư của 3 chi phái Nhu thuật khác nhau còn truyền dáy đến ngày nay.
Trần Nguyên Bân mất năm 1671 tại Owari, mộ chí của ông vẫn còn ở nghĩa trang Ken chui tại Nagoya.

٭ Giấc mơ Takenuchi:
Takenuchi là sáng tổ môn phái Gokusoku, một môn phái có ảnh hưởng rất lớn đến các võ phái Nhật như Jijutsui, Aikido, Tambo( đoản côn)… câu chguyeenj về ông được kể như sau:
Vốn giỏi về côn pháp và muốn đạt tới mức thượng thừa nên Takenuchi bỏ vào rừng ẩn mình trong một ngôi miếu nhỏ, đêm ngày cầm cây côn đánh miệt mài vào một thân cây khổng lồ. Takenuchi tập luyện liên tục càng lúc càng nhanh để luyện thể chất và tinh thần. Sau khi đã luyện được cách di chuyển đúng, đánh chính xác, nhanh, mạnh, Takenuchi ngồi tĩnh tại luyện lại những động tác trong tư tưởng. Ông ngồi quán tưởng trong nhiều giờ liền không nghĩ. Một buổi tối, Tkenuchi kiệt sức , gục xuống gốc cây, ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, xuất hiện một nhà sư khuyên Takenuchi nên chặt bớt cây côn ngắn đi, đòn thế sẽ nhanh và chính xác hơn. Nhà sư huyền bí còn dạy Takenuchi cách di chuyển linh hoạt hơn, lợi dụng những sơ hở đối thủ dùng đoản côn hay đoản kiếm tấn công. Cuối cùng, nhà sư dạy Takenuchi những thế khóa để chế ngự đối thủ.
Tỉnh dậy, Takenuchi áp dụng nhũng điều thấy trong giấc ngủ chế tác ra môn Gokusoku. Những kỹ thuật đánh côn và đoản kiếm sau này của Jijutsui rất giống với Gokusoku nên đã có những ý kiến cho rằng Gokusoku là tiền thân của Jijutsui.

• Liễu rũ dưới tuyết:

Gần Nagasaki có một y sư giỏi về triết học tên là Shirobei Akiama đã từng học về đạo và châm cứu vài đấu pháp Trung hoa về quăng ném, cầm nả thủ và điểm huyệt để mau chóng phục hồi sức khỏe cho người đang dưỡng bệnh và phát triển điều hòa cơ thể.
Trở về Nhật, Shirobei, dạy lại cho những môn đệ về những điều ông đã học được. thấm nhuần nguyên lý tích cực của đạo cùng những cách áp dụng thực tế của nó trong y học hoặc trong chiến đấu, ông dùng cách lấy độc trị độc, dùng sức chống sức.
Nhưng trước một căn bệnh khó xác nhận, quá nguy kịch hay một đối thủ quá khủng khiếp những nguyên lý trên không còn đứng vững. Các môn sinh học với ông thất vọng bỏ đi. Shirobei rất lúng túng, sau đó quyết định đến một cái am nhỏ để giam mình tọa thiền suy tưởng. Trong thời gian khổ hạnh đó tinh thần ông căng thẳng cực độ. Tất cả nền Triết học âm dương của Trung Hoa, khoa châm cứu phát sinh từ học thuyế ấy và cả phương pháp chiến đấu tự vệ đều được đặt thành vấn nạn.
Một buổi sáng Shirobei thơ thẩn trong vườn am. Tuyết rơi nhiều, ông bỗng trông thấy một cảnh tượng làm mình thoát ngộ ra được chân lý trả lời cho những thắc mắc trong lòng bấy lâu. Trước mắt ông những cành cây anh đào gãy rũ dưới sức nặng của hoa tuyết, còn bên cạnh những cành liễu chỉ hơi bị oằn xuống. Do tính cách mềm dịu cành liễu không bị gãy mà sau khi trút hết tuyết xuống cành liễu lại vươn mình lên như cũ. Chân lý tưởng chừng như đơn giản: đối với dương, phải áp dụng cái bổ túc của nó là âm. Đối với sức mạnh phải lấy mềm dẻo mà ứng phó. Một tên hung bạo đẩy ta, ta dùng sức chống lại nều hắn mạnh hơn hắn sẽ đẩy ta ngã. Hắn xông tới, ta nhường bằng cách bất ngờ lùi nhanh, địch thủ giống như xô vào cánh cửa mở, mất đà, sẽ ngã sấp dưới chân ta. Còn nếu hắn kéo ta, đừng gồng người cưỡng lại một cách vô ích. Hãy nương theo hướng hắn kéo và lợi dụng hắn sơ hở mất thăng bằng nhẹ tay ném hắn ngã nhào. Sau đó, Shirobei đã ứng dụng nguyên lý “nhu chế cương” này chế tác ra hàng trăm đòn thế và sáng lập ra phái Liễu Tâm (Yoshin ryu). Câu chuyện trên minh họa cho việc người Nhật đã tìm ra nguyên lý “nhu thắng cương” của môn Jiujitsu – nhu thuật như thế nào.

Đòn thế đặc trưng của Jiujitsu:
Ngoài những đòn đấm, đá, chặt, xỉa, điểm huyệt, quăng quật…như những võ phái khác, Jiujitsu có hai loại đòn thế đặc trưng là cầm nã (Kogusoku) và đòn đánh dứt điểm bằng tay (Atewaza hay Atemi).

a, Cầm nã:
cầm nả thủ là những đòn vừa đánh hay đỡ vừa vồ chụp các cơ phận của đối thủ. Kỹ thuật cầm nã thủ nhìn có vẻ nặng tính biểu diễn với các động tác nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng thực sự muốn luyện nó phải có một căn bản võ công. Bởi vì, ngoài động tác tay phải thật nhanh và linh hoặt võ sỹ cần phải có thân pháp nhanh nhẹn, di chuyển thành thục theo các yếu huyệt làm cho đối thủ bị tổn thương hay ít ra phải bị khống chế. Một cú chụp của cầm nã thủ có khả năng làm cổ họng hay đôi mắt của đối thủ bị hủy hoại. Đó là với những cao thủ của Nhu thuật, còn với những môn sinh bình thường, sau khi chụp được tay, cánh tay đối thủ liền bẻ quặt chúng ngược với khớp xương làm cho đối thủ tê chồn đau đớn mất khả năng chống cự, sau đó xoay người một vòng dùng lực ly tâm quăng đối thủ té bắn đi. Cầm nả thủ vừa tấn công đối thủ bằng những vòng vồ chụp nhưng cũng phòng thủ rất linh hoạt bằng những cú chụp, chặt với điều kiện người thực hiện phải biết công thủ toàn diện. ra chiêu cầm nã thủ phải nhanh – cang nhanh càng chiếm thượng phong và phải đủ uy lực. Trong cầm nã thủ, bàn tay khi ngửa đánh bằng lưng bàn tay vào yếu huyệt của địch thủ là thế công sát thương bằng nội lực, còn sử dụng lòng bàn tay là thủ kết hợp vồ chụp. Cầm nã thủ tấn công và các tử huyệt như thái dương, mắt, sống mủi, cổ họng, các khớp xương … Cầm nã thủ chủ yếu sử dụng tốc độ như yếu tố bất ngờ trong đó vừa đòn đánh giả vừa đòn đánh thật để buộc đối thủ tạo ra sơ hở khiến phòng thủ của đối phương lỏng lẻo tạo điều kiện cho đòn cầm nã trúng mục tiêu.

b) Đòn đánh dứt điểm( Atemi)
Atemi là một đòn đánh dứt điểm nhắm vào các huyệt. Hiệu quả của đòn Atemi thật ghê gớm bằng những chiêu pháp chớp nhoáng, khốc liệt trong nháy mắt làm cho đối thủ bị tê liệt, ngất xỉu hoặc tử vong.

Những đòn thế sử dụng trong Atemi gồm có:
– Về đòn tay: Quả đấm( kobuhi), cạnh bàn tay(shuto), ức bàn tay (taganokono), đầu ngón tay(Yubi), cùi chỏ( hiji).
– Về đòn chân: Đầu gối (hiza), lòng bàn chân (ashi no ura), cạnh bàn chân(ashi no yoko), gót chân(kagato).

Những dụng cụ để tập luyện tập là: Trụ rơm (makiwaza), bao cát(sunatawara), bó trúc( takemaki).

Nguyên lí của một đòn Atemi là tất cả sức mạnh lúc tung đòn sẽ hội tụ trên một điểm nhỏ vì bề mặt tiếp xúc càng nhỏ sức công phá của đòn đánh càng lớn. Tốc độ cũng quyết định sức manh của đòn Atemi. Đòn Atemi phải được tung ra với sự mềm dẻo hoàn toàn, nhanh, ngắn và sâu. Kỷ thuật của Atemi khi tung đòn là phải nhắm vào một điểm tưởng tượng ở sau mục tiêu khoảng 10cm. Đây chính là phương thức để tăng năng lực của đòn đánh Atemi một cách khủng khiếp!

Ngày nay Jujitsu đã được quyền sư Jigoro Kano cải biên thành một môn võ mới là Nhu đạo(judo). Và sau đó cũng từ Nhu thuật, Morihei Uyeshiba đã chế tác một môn võ mới khác là Hiệp khí đạo(Aikido) nhưng Jiujutsu truyền thống với nguyên lí “nhu thắng cương” thích hợp với những người ốm yếu nhỏ con tự vệ hữu hiệu để vẫn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay. Nhiều sở cảnh sát trên thế giới đã đưa Nhu thuật vào chương trình huấn luyện, bởi tính chất chiến đấu và khống chế đối thủ nhanh chóng mà không cần tốn nhiều sức lực của Nhu thuật. Trên màn ảnh, các pha võ đẹp mắt, chúng ta cũng có thể thấy thấp thoáng các chiêu thức kỳ diệu của môn võ trứ danh này.

 

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *