Bí quyết kiếm bộn tiền từ xuất bản tạp chí thời trang

Angelica Chung, Tổng biên tập của tờ Vouge nói rằng tạp chí của bà phải chịu áp lực lớn tại Trung Quốc vì đã từ chối những hợp đồng “ngầm”, không minh bạch từ nhiều đơn vị khác nhau. Các nhà và đồ cao cấp hiển nhiên nhận ra rằng thị trường này rất có thể sẽ biến mất một khi nền kinh tế Trung Quốc chững lại. Hoạt động xuất bản các ấn phẩm này đặc biệt dễ bị tổn thương vì ngành này có tỷ trọng doanh thu từ quảng cáo thấp hơn nhiều so với các phương tiện truyền thông khác, ví dụ như TV.

Tại Trung Quốc, ngành xuất bản tạp chí hàng xa xỉ kiếm bộn tiền. Vogue ra thêm 4 trang mỗi năm do nhu cầu quảng cáo ngày một cao.

Zena Hao, nữ nhà báo 24 tuổi tại thành phố Bắc Kinh tự nhận mình là một người cuồng nhiệt chạy theo các xu hướng thời trang, đồng thời cô cũng sở hữu tới 4 chiếc túi Prada. Giờ đây, cô đang có một niềm đam mê mới: Các ! Cô đã mang về nhà một tập dày các bản photo của tạp chí Vouge và Harper’s Bazaar để nghiên cứu về các bức hình tuyệt đẹp trên tạp chí. Cảm giác thật tuyệt vời và phấn khích – cô hào hứng cho biết.

“Trước khi vào đại học, tôi không đọc nhiều các tạp chí này vì chất lượng các bức hình chụp không tốt lắm. Nhưng tính tới nay, chỉ sau từ 3 đến 4 năm sau, mọi thứ đã được cải thiện rất nhiều.” Niềm vui thích của Hao với các tạp chí thời trang, đặc biệt với các mục quảng cáo của LV hay Chanel chính là một nguồn doanh thu chính của những nhà xuất bản tạp chí có trụ sở tại New York. Mặc dù các nhãn hiệu thời trang được sử dụng nhiều hơn tại Mỹ nhưng giờ đây, có vẻ như chúng đang “hút” được nhiều tiền hơn từ những cuốn tạp chí xuất bản sang đất Trung Quốc.

Những nhà xuất bản trước đây từng tranh đấu quyết liệt với các cơ quan kiểm duyệt, phản đối sự móc ngoặc với các doanh nghiệp địa phương thì hiện đang được hưởng những kết quả tuyệt vời.
Cuối năm ngoái, nhà phát hành Cosmopolitan tại Trung Quốc đã phải tách ấn phẩm hàng tháng của mình ra làm 2 tạp chí riêng lẻ vì chúng “quá dày để in ra”.

Tạp chí Elle hiện xuất bản 2 số một tháng vì tổng lượng trang hiện đã lên tới con số 700. Vogue đã phải ra thêm 4 trang đều đặn mỗi năm do nhu cầu quảng cáo ngày một cao. Tập đoàn báo chí Hearst thậm chí còn đang thiết kế những chiếc túi bằng vải và nhựa để phụ nữ dễ dàng mang những cuốn tạp chí nặng về nhà.

“Công việc kinh doanh trước đây rất khó khăn nhưng có vẻ năm nay, mọi thứ đang tiến triển khá tốt đẹp. Điều này trái ngược hẳn với nhiều ngành kinh doanh khác trong bối cảnh kinh tế hiện nay” – dẫn lời Duncan Edwards, chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn Hearst Magazines International, đơn vị đã đồng ý cho phép 22 ấn bản tạp chí khác, bao gồm Elle và Harper’s Bazar được phát hành tại đây. “Hiện tồn tại một sự ‘đói’ thông tin khủng khiếp về những mặt hàng xa xỉ tại Trung Quốc và tạp chí thời trang là sản phẩm cung cấp loại thông tin đó tối ưu.”

  •  Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, nhiều phụ nữ Trung Quốc tiêu dùng nhiều hơn mức thu nhập của họ. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các nước phương Tây, tính cả trên việc tiêu thụ các tạp chí cũng như các sản phẩm được giới thiệu bên trong. Theo một nghiên cứu năm 2011 được tiến hành bởi Bain & Company, Trung Quốc hiện xếp vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các quốc gia tiêu dùng hàng xa xỉ. Năm 2010, thị trường các mặt hàng cao cấp của Trung Quốc có giá trị 17,7 tỷ USD. Louis Vuitton, Chanel và Gucci vẫn là những thương hiệu được ưa chuộng nhất. Đơn cử như cả Vogue lẫn Cosmopilitan đều có giá 3,15 USD một quyển, một mức giá khá cao so với thu nhập trung bình hàng tháng tại Bắc Kinh là 733 USD. Edward nói thêm rằng rất dễ tìm thấy những người phụ nữ Trung Quốc kiếm được khoảng 15.000 USD một năm nhưng sẵn sàng bỏ ra 2.000 USD cho một sản phẩm đắt tiền.

“Chúng tôi đang trải qua một thời kỳ tuyệt vời khi mà một lượng lớn giới phụ nữ đã thoát khỏi bộ phận nghèo đói và tiến lên mức thu nhập trung bình, thậm chí là cao hơn”, Edwards nói “Rất nhiều người trong số này đang chọn lựa những mặt hàng xa xỉ.” Lena Yang, quản lý chính của tập đoàn Hearst tại Trung Quốc, đồng thời giám sát 9 ấn phẩm xuất bản bao gồm Elle, Marie Claire,..v…v..nói rằng đối tượng đọc chính của các tạp chí Hearst tại quốc gia này là giới phụ nữ trong độ tuổi 29,5 và thường là những người chưa có gia đình. Những phụ nữ này có thu nhập trung bình khoảng 1.431 USD một tháng và mỗi năm, họ chi tới gần 1.000 USD cho đồng hồ đắt tiền, gần 1.000 USD cho túi xách và giày, hơn 1.000 USD cho quần áo.

Yang nói rằng những phụ nữ này thường sống tại nhà và cũng thường nhờ bố mẹ, ông bà… trả tiền cho những món đồ họ mua. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rất nhiều độc giả trong tầm tuổi 20 thường tiết kiệm rất ít. “Phần lớn trong số họ là con một” Bà Yang cho biết “Điều đó đồng nghĩa với việc họ không phải trả tiền thuê nhà. Tất cả tiền kiếm được đều chảy về túi riêng. Họ thường có bố mẹ và ông bà ‘tài trợ’”. Điều đó giải thích tại sao các nhà quảng cáo đều muốn xuất hiện trên những tạp chí thời trang tại quốc gia này. Bên cạnh những thương hiệu lừng danh như Gucci, Prada là những tên tuổi của các hãng thời trang nội địa khá xa lạ như Ochirly, Marisfrolg, EIN và Mo&Co.

fashion-1353665818_500x0.jpg

Tồn tại một sự ‘đói’ thông tin khủng khiếp về những mặt hàng xa xỉ tại Trung Quốc và tạp chí thời trang là sản phẩm cung cấp loại thông tin đó tối ưu. Ảnh minh họa.

IDG, đơn vị đang làm việc với hơn 40 tạp chí tại Trung Quốc nói rằng chi phí quảng bá cho các tạp chí thời trang phụ nữ đã tăng 16,9% tính đến 1 tháng 6, trong khi đó, nhu cầu quảng bá cho các ấn phẩm công nghệ, kinh doanh đang ngày một thấp. Bà Yang cũng dự đoán về một làn sóng tăng trưởng tiềm tàng của các ấn phẩm này tại các đô thị loại 2, loại 3, nơi mà 60% các cửa hàng lớn mới chỉ xuất hiện trong vòng 3 năm trở lại đây.

Bà Yang nói rằng “Tại Trung Quốc, việc mua sắm những mặt hàng xa xỉ thật sự là một trải nghiệm mới. Việc thoát khỏi cái bóng nghèo đói và sở hữu những món đồ trong mơ đem lại một cảm giác khó để cưỡng lại.” Hao là con gái của một kỹ sư và cô cho biết rằng rất sẵng sàng chi tiền cho những món đồ cô thấy trong tạp chí. Hiện cô kiếm được khoảng 1.500 USD một tháng với công việc là một nhà báo và công việc kinh doanh của chồng cô cũng đang làm ăn khấm khá. Hao vẫn đang tiếp tục mua sắm thêm nhiều món đồ mới vì cô cho biết “với công việc của tôi, việc sở hữu những sản phẩm thật (không phải nhái) là rất quan trọng.”

  •  Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

Tuy nhiên, cô cũng không hề muốn đọc những tạp chí điện tử. Mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ 2 của mặt hàng iPad và những cán bộ quản lý của các tạp chí lo sợ rằng các độc giả sẽ nhanh chóng chuyển sang các ấn phẩm số, cô Hao vẫn ưa thích phiên bản giấy in.

“Tạp chí giống với sách. Mọi người muốn một thứ gì đó thực tế, ‘sờ vào được’, chứ không phải những chớp lóe trên iPad” Cô cho biết “Điều đó rất khác biệt. Đọc tạp chí thể hiện rằng bạn đang thực sự nắm bắt xu hướng thời trang.”

Bob Gutwillig, người đã đưa tạp chí Elle tới Trung Quốc năm 1988 đã nói rằng vào những ngày đầu, chính phủ Trung Quốc thường rất can thiệp vào công việc của các tạp chí, thậm chí thời gian đó, họ bắt buộc phải có một Đảng viên Đảng cộng sản trong phòng biên tập. Tuy nhiên ông Gutwllig cũng cho biết rằng mức độ kiểm duyệt đối với các tạp chí thời trang cũng không quá gay gắt như các hãng truyền thông đưa tin tức.

Angelica Chung, Tổng biên tập của tờ Vouge nói rằng tạp chí của bà phải chịu áp lực lớn tại Trung Quốc vì đã từ chối những hợp đồng “ngầm”, không minh bạch từ nhiều đơn vị khác nhau. Các nhà xuất bản tạp chí thời trang và đồ cao cấp hiển nhiên nhận ra rằng thị trường này rất có thể sẽ biến mất một khi nền kinh tế Trung Quốc chững lại. Hoạt động xuất bản các ấn phẩm này đặc biệt dễ bị tổn thương vì ngành này có tỷ trọng doanh thu từ quảng cáo thấp hơn nhiều so với các phương tiện truyền thông khác, ví dụ như TV.

Nhưng giờ đây, chừng nào những ngôi sao điện ảnh, những xu hướng thời trang mới vẫn lọt qua được vòng kiểm duyệt của cơ quan chức năng và với đà tăng trưởng kinh tế của toàn Trung Quốc, ngành xuất bản tạp chí hàng xa xỉ vẫn đang kiếm bộn tiền. “Chúng tôi không có nhiều rủi ro lắm” Ông Edward cho biết “Cosmos, Elle và những tạp chí tương tự có vẻ không phải là những thứ có nội dung ‘nguy hiểm’ đối với các cơ quan chức năng của chính quyền Trung Quốc.”

Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *